Án mạng nghiêm trọng, 2 người chết trong vụ trộm lúc nửa đêm
Theo TechRadar, Ủy ban Bảo vệ Thông tin Cá nhân Hàn Quốc (PIPC) cho biết, họ đã phát hiện DeepSeek có liên lạc với ByteDance và đang điều tra xem dữ liệu nào đã được chuyển đi và mức độ ảnh hưởng ra sao. Cơ quan này cũng tạm thời chặn các lượt tải xuống mới của ứng dụng DeepSeek để bảo vệ quyền riêng tư của công dân.Một quan chức của PIPC chia sẻ với hãng tin Yonhap rằng: "Chúng tôi đã xác nhận DeepSeek có liên hệ với ByteDance, nhưng vẫn chưa thể xác định dữ liệu nào đã được chia sẻ và ở mức độ nào". Trong khi đó, DeepSeek không trực tiếp bình luận về cáo buộc nhưng thừa nhận đã có "những thiếu sót trong việc tuân thủ các luật bảo vệ dữ liệu địa phương" và cam kết hợp tác với nhà chức trách.Vụ việc ở Hàn Quốc chỉ là một phần của làn sóng giám sát ngày càng tăng đối với DeepSeek, một công ty công nghệ Trung Quốc mới nổi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Ứng dụng chatbot AI của DeepSeek đã thu hút sự chú ý toàn cầu kể từ khi ra mắt vào tháng 1 qua, đạt 12 triệu lượt tải xuống chỉ trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Đài Loan và Úc đang đặt câu hỏi về cách DeepSeek xử lý dữ liệu người dùng, đặc biệt là việc lưu trữ trên các máy chủ tại Trung Quốc.Theo chính sách quyền riêng tư của DeepSeek, dữ liệu người dùng có thể được sử dụng để "tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý hoặc bảo vệ lợi ích của công chúng". Điều này làm dấy lên lo ngại dữ liệu cá nhân có thể bị khai thác theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc.Trong khi đó, ByteDance phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc truy cập dữ liệu từ DeepSeek. Theo The Independent, công ty này khẳng định mối liên hệ giữa hai nền tảng chỉ giới hạn ở việc DeepSeek sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây của Volcano Engine, một nền tảng thuộc sở hữu của ByteDance. Tuy nhiên, một báo cáo từ công ty an ninh mạng SecurityScorecard lại chỉ ra rằng có sự "tích hợp với các dịch vụ của ByteDance" trong mã nguồn của DeepSeek.PIPC hiện tiến hành điều tra sâu hơn để làm rõ cách DeepSeek xử lý dữ liệu cá nhân của người dùng. Nếu bị phát hiện vi phạm luật bảo vệ dữ liệu, DeepSeek có thể phải đối mặt với các biện pháp xử phạt nghiêm khắc từ chính phủ Hàn Quốc.5 bệnh ung thư thường gặp ở nam giới
Sáng nay (21.2), tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết sau 30 ngày mở cổng đăng ký đợt 1, đã có hơn 130.000 thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025. So với năm 2024 thì số thí sinh dự thi năm 2025 tăng khoảng 30%.Năm 2024, đợt 1 kỳ thi này thu hút trên 96.000 thí sinh đăng ký dự thi, số thí sinh tham gia dự thi gần 94.000. Như vậy, chỉ tính riêng số thí sinh đăng ký dự thi, năm nay đã cao hơn năm ngoái khoảng 34.000 thí sinh.Cụ thể, số lượng thí sinh đăng ký đến thời điểm hiện tại là 130.489, trong đó 127.964 thí sinh đã hoàn tất thủ tục đóng lệ phí thi. Việc hoàn tất đóng lệ phí thi đến hết ngày 23.2 (thay đổi so với dự kiến trước đó là 21.2).Dự kiến, kết quả thi đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực sẽ được thông báo đến thí sinh vào ngày 16.4. Trong quá trình đăng ký và diễn ra kỳ thi, thí sinh sẽ được sắp xếp thi tại điểm thi gần trường THPT của mình. Phiếu báo dự thi được cung cấp trực tuyến qua tài khoản mà thí sinh đã đăng ký một tuần trước ngày thi. Thí sinh phải đăng nhập vào tài khoản để in phiếu báo dự thi và sử dụng khi đi thi. Đồng thời, thí sinh phải sử dụng bản chính căn cước công dân hoặc thẻ căn cước khi dự thi.Từ năm 2025, ĐH Quốc gia TP.HCM chỉ cấp giấy chứng nhận kết quả thi dạng điện tử, không cấp dạng bản giấy. Thí sinh có thể tải giấy này từ tài khoản cá nhân và sử dụng để đăng ký xét tuyển.Năm 2025, đợt 1 của kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức vào ngày 30.3 tại 25 tỉnh/thành: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Lắk và TP.HCM.Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP.HCM, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.
Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Chị Bùi Thị Phương Thanh (34 tuổi), chủ một tiệm nước long nhãn trên đường Ba Tháng Hai (Q.11, TP.HCM), cho biết thức uống này có xuất xứ từ Thái Lan, khá phổ biến với khách du lịch. Chị học công thức và mua một số nguyên liệu từ Thái Lan về Việt Nam để chế biến. "Nguyên liệu chính của món này là nhãn tươi, nước, đường, có thể thêm lá dứa để tăng hương vị. Ngoài ra, mình có thể thêm thạch nhiều màu vào từng trái nhãn để làm topping cầu vồng cũng rất đẹp", chị Thanh nói.
Những tấm lòng vàng 27.9.2022
Theo đó, các phòng, trường tiến hành rà soát về cơ sở vật chất và nhân lực với số lớp, số phòng học lý thuyết, số phòng học bộ môn cũng như đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên... Đây là cơ sở để đánh giá điều kiện tổ chức thí điểm dạy học 5 ngày/tuần thay vì 6 ngày/tuần như hiện nay.Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai cho biết, chủ trương này hướng đến mục đích giúp học sinh có thêm thời gian tự học ở nhà, tham gia các hoạt động phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất.Đối với các trường đủ điều kiện, đề xuất tổ chức thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, căn cứ kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương... để chủ động bố trí thời gian thực hiện chương trình, bảo đảm tính khoa học, sư phạm.Đặc biệt, không bắt buộc phải dạy môn học ở tất cả các tuần, không bắt buộc phải chia đều tiết/tuần để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường. Tuyệt đối không vì mục đích nghỉ học chính khóa ngày thứ bảy mà dồn ép lịch dạy học, bố trí thời gian biểu không khoa học, gây áp lực học tập đối với học sinh.Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 13.3, một lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, cho biết nếu triển khai dạy 5 buổi/tuần, các trường phải đảm bảo dạy đủ số tiết theo chương trình khung, cũng như đảm bảo chất lượng dạy và học. Các trường đủ điều kiện sẽ tổ chức dạy thí điểm và sau đó sẽ xem xét tính hiệu quả, tiến tới mở rộng.